Có Cần Thiết Cho Bé Nghe Tiếng Anh Từ Trong Bụng Mẹ Không?

Một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bố mẹ từ trước đến này là việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ. Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng việc cho bé nghe tiếng Anh từ trong bụng mẹ có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ của con sau này. Nhưng liệu việc này có thực sự cần thiết không? Hãy cùng KSing English tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

 

Rephrase with Ginger (Ctrl+Alt+E)

Buổi học tiếng Anh miễn phí dành cho các bé ( phần 2)/Ksing English

1.Bé có thể nghe được âm thanh khi ở trong bụng mẹ không?

Từ tuần thứ 29 của thai kỳ trở đi, hệ thính giác của bào thai đã hoạt động. Điều này cho thấy rằng thai nhi đã có khả năng nghe và xử lý âm thanh từ môi trường bên ngoài. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thai nhi có thể nhận biết và phản ứng với các âm thanh nhất định, bao gồm cả giọng nói của mẹ.

2.Nghiên cứu của giáo sư Anne Cutler

Trong một bài chia sẻ trên tờ The New York Times, giáo sư Anne Cutler từ Đại học Western Sydney ở Australia đã nói rằng, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh được trẻ sơ sinh thích nghe âm thanh giống với ngôn ngữ mà chúng được nghe khi còn trong bụng mẹ.

Mặc dù trẻ sơ sinh chưa có kiến thức trừu tượng về ngôn ngữ, nhưng các bé có khả năng nhận biết âm vị – đơn vị nhỏ nhất của âm thanh, dù âm này xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, trong bất kỳ từ nào.

Giáo sư cho biết thêm, trẻ sơ sinh có thể nhận ra những giọng nói mà chúng đã nghe thấy trong ba tháng cuối trong bụng mẹ, đặc biệt là những âm thanh phát ra từ mẹ. Con thích những giọng nói đã được nghe trong giai đoạn đó, hơn là những giọng nói của lạ. Bé cũng thích những ngôn ngữ khác có nhịp điệu tương tự hơn là những ngôn ngữ có nhịp điệu rất khác so với những gì con từng nghe.

“Khả năng tổng hợp để tạo ra các kết luận trừu tượng thông qua dữ liệu thu thập là một kỹ năng quan trọng của tư duy”, Giáo sư Cutler tổng kết. Và nhiều chuyên gia khác cũng đã đồng ý với điều này.

3.Nghiên cứu của Tiến sĩ Patricia Kuhl

Patricia Kuhl là Giáo sư Khoa học Nghe và Nói, đồng thời là đồng giám đốc của Viện Nghiên cứu & Khoa học Não bộ tại Đại học Washington. Trong bài nói chuyện TED Talk năm 2010, Tiến sĩ Patricia Kuhl đã mô tả các thí nghiệm của bà, cho thấy rằng khi còn rất nhỏ, trẻ sơ sinh có thể phân biệt tất cả các âm thanh khác nhau được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Nhưng trong giai đoạn nửa sau của năm đầu tiên, các bé sẽ phân biệt tốt hơn những âm thanh được sử dụng trong ngôn ngữ thường ngày và mất khả năng phân biệt những âm thanh mà chúng không nghe thấy. Chẳng hạn, trẻ nghe tiếng Nhật là ngôn ngữ mẹ để sẽ mất khả năng phân biệt giữa “la” và “ra”, bởi vì trong tiếng Nhật không có phát âm “la”.

Từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học kết luận rằng não bộ của trẻ đã có khả năng phân biệt âm thanh từ rất sớm. Không chỉ vậy, con có thể áp dụng những điều này vào khả năng học tập và phát âm sau này.

 

4.Bố mẹ có nên cho bé nghe tiếng Anh từ trong bụng mẹ không?

Những thông tin tổng hợp ở trên cho thấy rằng, bé nghe tiếng Anh từ trong bụng mẹ có thể giúp bé quen với ngôn ngữ này từ sớm. Như đã đề cập ở trên, ngay cả khi nằm trong bụng mẹ, có thể phân biệt tốt ngôn ngữ con thường được nghe với những ngôn ngữ khác.

Hơn nữa, sau khi chào đời, con có xu hướng thích nghe những nhịp điệu, âm thanh quen thuộc với ngôn ngữ con từng được nghe trong bụng mẹ hơn. Chính vì vậy, việc tạo ra một môi trường cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ khi con chưa chào đời cũng là cách để các mẹ giúp cho con học tập tốt hơn sau này.

Tuy nhiên, bởi vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta, hơn nữa, không phải bố mẹ nào cũng biết tiếng Anh để cho bé tập nghe từ trong bụng mẹ.  Có thể có những áp lực không cần thiết đối với mẹ khi phải lên lộ trình và tìm kiếm tài liệu phù hợp để bé luyện nghe. Việc quá tải âm thanh có thể gây ra căng thẳng cho thai phụ.

Chính vì vậy, nhìn chung bất kỳ phương pháp “thai giáo” nào cũng nên được cân nhắc cẩn thận khi áp dụng cho mẹ bầu. Ưu tiên quan trọng nhất vẫn luôn là sự thoải mái của mẹ và bé.

5.Một số lưu ý khi cho bé nghe tiếng Anh từ trong bụng mẹ

Để hỗ trợ bố mẹ luyện nghe tiếng Anh cho bé từ trong bụng mẹ, có một số lưu ý cần nhớ như sau:

  • Thời gian phù hợp: Từ tuần thứ 29 của thai kỳ, hệ thính giác của bé bắt đầu phát triển. Do đó, khoảng thời gian này là lúc phù hợp để cho bé nghe tiếng Anh.
  • Tần suất và thời lượng: Bố mẹ được khuyến khích cho bé nghe tiếng Anh khoảng 5-7 lần/ tuần, và khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần.
  • Tạo môi trường yên tĩnh: Đảm bảo rằng môi trường xung quanh yên tĩnh và không có ồn ào khi cho bé nghe.
  • Chọn nội dung phù hợp: Cách tốt nhất chính là bố mẹ đọc hoặc nói tiếng Anh cho con nghe. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể mở file nhạc tiếng Anh nhẹ nhàng để con dễ cảm nhận hơn. Chọn các bài hát, câu chuyện hoặc ghi âm có phát âm, ngữ điệu rõ ràng, nội dung dễ hiểu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu cho bé nghe tiếng Anh từ trong bụng mẹ, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng điều này không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sức khỏe của bé và mẹ.
  • Chú ý chăm sóc sức khỏe mẹ bầu: Mẹ cũng cần chăm sóc bản thân và đảm bảo rằng mình đủ nghỉ ngơi và dinh dưỡng để có thể cung cấp một môi trường lành mạnh và tốt nhất cho con.

Chính vì vậy, nhìn chung bất kỳ phương pháp “thai giáo” nào cũng nên được cân nhắc cẩn thận khi áp dụng cho mẹ bầu. Ưu tiên quan trọng nhất vẫn luôn là sự thoải mái của mẹ và bé.

Kết Luận

Cho bé nghe tiếng Anh từ trong bụng mẹ có thể là một phương pháp hữu ích để hỗ trợ khả năng ngôn ngữ của bé sau này. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ trong quá trình phát triển toàn diện của con. Quan trọng nhất vẫn là tạo ra một môi trường thoải mái, kích thích sự phát triển cho bé cả trước và sau khi chào đời.

Video tham khảo: Kết quả của học viên trong chương trình 28 ngày ba mẹ đồng hành và chuyển hóa cùng con học tiếng Anh”/Ksing English


TIN TỨC KHÁC


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0349037819
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon